Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Khái quát về PHP Framework

Khái quát về PHP Framework

Có lẽ thành ngữ Framework không xa lạ gì đối với những bạn đã từng học PHP, và không ít người đã từng thắc mắc nó là cái gì. Framework giống như 1 thư viện mã lệnh được xây dựng sẵn để chúng ta sử dụng. Hôm nay mình bỏ chút thời gian đăng bài này để khái quát khái niệm về framework trong PHP (hay còn gọi là PHP Framework) thông qua 1 số câu hỏi mục đích dưới đây, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về PHP Framework.

PHP Framework là cái gì ?

Như các bạn đã biết, PHP là 1 ngôn ngữ script rất phổ biến hiện nay bởi những lý do: linh hoạt, dễ sử dụng, dễ học, ..v…v. nhưng đôi khi việc viết mã PHP, hay bất cứ ngôn ngữ (lập trình) nào khác, có thể trở nên đơn điệu và lủng củng. Đó là lúc PHP framework có thể giúp bạn.

PHP frameworks làm cho sự phát triển của những ứng dụng web viết bằng ngôn ngữ PHP trở nên trôi chảy hơn, bằng cách cung cấp 1 cấu trúc cơ bản để xây dựng những ứng dụng đó. Hay nói cách khác, PHP framework giúp đỡ các bạn thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển ứng dụng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tăng sự ổn định cho ứng dụng, và giảm thiểu số lần phải viết lại mã cho lập trình viên. Ngoài ra Framework còn giúp những người mới bắt đầu có thể xây dựng các ứng dụng ổn định hơn nhờ việc tương tác chính xác giữa các Database, mã (PHP) và giao diện (HTML) 1 cách riêng biệt. Điều này cho phép bạn dành nhiều thời gian để tạo ra các ứng dụng web, hơn là phí thời gian để viết các đoạn mã lặp lại trong 1 project.

Ý tưởng chung đằng sau cách thức làm việc của 1 PHP framework được kể đến là Model View Controller (MVC). MVC là 1 mô hình (kiến trúc) trong lập trình, cho phép tách biệt các mã nghiệp vụ (business logic) và giao diện (UI) thành các phần riêng biệt, điều này đồng nghĩa với việc ta có thể chỉnh sửa chúng 1 cách riêng lẻ. Trong cụm từ MVC thì: Model (M) có thể hiểu là phần xử lý các thao tác về nghiệp vụ (business logic), View được hiểu là phần xử lý lớp giao diện (presentation layer), và Controller làm nhiệm vụ lọc các request đc gọi từ user, có chức năng như 1 route: điều chỉnh, phân luồng các yêu cầu để gọi đúng Model & View thích hợp. Về cơ bản, MVC chia nhỏ quá trình xử lý của 1 ứng dụng, vì thế nên bạn có thể làm việc trên từng thành phần riêng lẻ, trong khi những thành phần khác sẽ không bị ảnh hưởng tới. Thực chất, điều này giúp đỡ bạn lập trình PHP nhanh hơn và ít phức tạp hơn.

Tại sao chúng ta nên sử dụng PHP Framework?

Có rất nhiều lý do khác nhau để các lập trình viên sử dụng PHP framework, nhưng 1 trong những lý do chính vẫn là khả năng giúp các lập trình viền tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng. Việc sử dụng lại các mã lệnh giống nhau trong nhiều project sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và công sức 1 cách đáng kể. Một framework sẽ cung cấp sẵn các module nền tảng cần thiết để xây dựng 1 project, vì thế, các lập trình viên có thể tận dụng được thời gian để phát triển các ứng dụng thực tế, hơn là mất thời gian để xây dựng lại nền tảng trên mỗi project.

Sự ổn định là 1 lý do lớn đối với các lập trình viên đang sử dụng Framework. Tính đơn giản là 1 điểm mạnh của PHP, đó là lý do tại sao lại có nhiều người thích sử dụng nó, nhưng đồng thời đó cũng là điểm yếu của nó. PHP thì khá dễ học và sử dụng, đặc biệt là đối với những người mới làm quen với lập trình, tuy nhiên, họ có thể thường xuyên viết mã 1 cách không khoa học và thậm chí không hề nhận thức được điều này, với PHP, trong nhiều trường hợp các ứng dụng vẫn sẽ làm việc được, nhưng vô tình họ có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật lớn trong mã lệnh của mình, và bị hacker khai thác.

Hầu hết các PHP framework đều có sẵn rất nhiều thành phần mở rộng (extensive), và cũng có rất nhiều framework khác nhau để các bạn lựa chọn. Bạn thậm chí còn có thể tự viết riêng cho mình 1 framework. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng 1 framework nào cho mình hay không, nên tự đặt câu hỏi cho chính mình là: Nó có tiết kiệm được cho bạn thời gian và công sức hay không ? Có giúp ứng dụng bạn hoạt động tốt hơn không ? Có cải thiện được sự ổn định cho ứng dụng không? Hãy tìm ra câu trả lời cho chính mình để quyết định xem bạn có cần xài framework hay chưa, và nên xài framework nào.

Khi nào thì sử dụng PHP Framework?

Đây thường là 1 câu hỏi chung của cả những người đã có kinh nghiệm và mới bắt đầu trong lập trình PHP, và cũng không có câu trả lời trực tiếp nào cho câu hỏi này. Với những bạn mới bắt đầu, 1 framework cũng có cung cấp những tính năng đơn giản và ổn định, vì thế bạn cũng nên tập sử dụng framework bất cứ khi có thể. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt, hoặc loại bỏ các đoạn mã thiếu tính khoa học, và tăng tốc cho quá trình xây dựng ứng dụng của bạn.

Mắt khác, đối với các lập trình viên PHP đã có kinh nghiệm, framework được xem như 1 công cụ giúp đỡ các lập trình viên còn yếu, chưa biết làm thế nào để viết mã 1 cách gọn gang, tốt hơn và có khoa học. Cho dù điều này là đúng hay sai trong các cuộc thảo luận, nhưng sự thật không thể phủ nhận là PHP framework là 1 công cụ được sử dụng để tiết kiệm thời gian và giúp cho việc viết code chặt chẽ hơn.

Khi làm việc trên 1 project với thời gian giới hạn chặt chẽ, sử dụng PHP framework là 1 lợi thế rất lớn, nó có thể giúp tăng tốc quá trình viết mã. Vì thế, nếu bạn đang làm việc trong 1 tình trạng thời gian gấp rút, PHP framework sẽ rất có ích cho bạn. Một trường hợp khác, bạn nên quan tâm đến PHP framework là khi bạn làm 1 project với số lượng mã phải viết quá lớn, nó sẽ giúp công việc của bạn trở nên bớt dài dòng hơn.

Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn 1 PHP Framework ?

Có rất nhiều loại PHP framework sẵn có hiện nay cho bạn lựa chọn, thậm chí bạn có thể tự tạo ra 1 PHP framework cho riêng mình, tuy nhiên, điều này chỉ được khuyến khích dành cho các chuyên gia PHP (PHP expert) , những người đã có kiến thức và hiểu biết vững vàng về framework. Khi bạn cần tìm một loại PHP framework phù hợp nhất với nhu cầu của mình, đừng quên lưu ý về độ phổ biến của nó, ngoài ra ứng dụng web của bạn được phát triển bởi bao nhiêu người cũng là 1 điều nên lưu ý. Một PHP framework càng được phổ biến, tức là nó càng được nhiều người sử dụng và phát triển. Mặt khác, nếu bạn muốn xây dựng ứng dụng cho website của riêng mình, tốt nhất bạn nên chọn 1 PHP framework phù hợp và dễ sử dụng nhất đối với nhu cầu của bạn – không quan trọng nó có được nhiều người sử dụng hay không.

Các yếu tố bạn nên lưu ý trước khi muốn tìm kiếm 1 PHP framework để sử dụng bao gồm như sau: dễ sử dụng, phát triển nhanh và hiệu quả, phổ biến giữa các developer, có các tính năng mạnh mẽ, có diễn đàn hỗ trợ. Hầu hết các framework đều có các điểm yếu và thế mạnh khác nhau, ví dụ Zend Framework đã được phổ biến từ version 1.3 và có đầy đủ các tính năng mạnh mẽ, cộng thêm 1 cộng đồng phát triển hỗ trợ extension rộng lớn. Ngược lại, CakePHP lại là 1 loại PHP framework khác, mới ra đời sau này, nhưng lại ít có cộng đồng phát triển hỗ trợ hơn Zend, nhưng nó cũng được nhiều người lựa chọn vì tính thân thiện với người dùng và dễ sử dụng.

Như bạn có thể thấy, mỗi loại PHP framework đều có lợi thế riêng của nó, thế nên tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ và xài thử để có chọn lựa đúng đắn cho nhu cầu của mình. Ngoài ra bạn có thể nhờ những người đã có kinh nghiệm sử dụng tư vấn thêm cho mình, họ sẽ giúp bạn phân tích các tính năng cần thiết cho nhu cầu của mình và nên sử dụng loại nào.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng 1 PHP framework ?

Lỗi là điều không thể tránh khỏi trong việc lập trình, nhưng PHP framework sẽ giúp bạn hạn chế rất nhiều sai sót bằng cách cung cấp các thư viện mã lệnh chuẩn. Viết lại các đoạn mã lặp lại nhiều lần không cần thiết sẽ dễ dẫn đến việc phát sinh lỗi, và PHP framework sẽ loại bỏ vấn đề này giúp bạn.

Tuy nhiên, bạn vẫn phải có những chú ý khi sử dụng bất kỳ PHP framework nào. Ví dụ, nếu bạn không phải là 1 chuyên gia lập trình PHP, bạn nên sử dụng 1 loại framework phổ biến, có 1 cộng đồng hộ trợ rộng lớn. Vẫn có rất nhiều loại framework có ít hoặc không có cộng đồng hỗ trợ, và các loại framework này chủ yếu được viết bởi các cá nhân nào đó với kiến thức không chuyên sâu.

Một số lỗi phổ biến khác là do bạn không bảo đảm được cấu hình để xuất phiên bản database và web server tương thích với framework. Ví dụ, Seagull PHP Framework đề xuất cấu hình như sau:
  • PHP: PHP 4.3.0 is the minimum, later versions work fine, as do versions PHP 5.1.1 and above. Avoid anything in the 5.0.x series
  • MySQL: MySQL 4.0.x, 4.1.x and 5.0.x are all supported. You can also use 3.23.x.
  • Apache: Seagull works fine with 1.3.x and 2.x series of Apache
Nếu bạn không đáp ứng được các yêu cầu này, thì framework sẽ không thể hoạt động 1 cách hiệu quả được. Thậm chí nếu bạn là 1 chuyên gia PHP, bạn cũng nên xem qua các tài liệu hướng dẫn về cấu hình đề xuất của framework trước khi muốn sử dụng nó. Ngoài ra việc xem hướng dẫn cài đặt của 1 framework sẽ giúp bạn tránh được những lỗi không cần thiết và tiết kiệm được thời gian để đi vào phát triển ứng dụng của mình cho những lần sau.

PHP Frameworks nào phổ biến nhất hiện nay ?

Trong vài năm qua, PHP đã tiến triển thành 1 ngôn ngữ script được lựa chọn bời hầu hết các nhà phát triển website, đã có 1 sự bùng nổ về các PHP framework, dẫn đến các cuộc tranh luận lớn về đề tài: PHP framework nào là tốt nhất, bởi vì thực tế không phải tất cả các framework đều được xây dựng trên khuôn khổ dành cho nhiều người sử dụng. Dưới đây là 5 framework được đánh giá là tốt và phổ biến nhất hiện nay:

The Zend Framework

Zend Framework có 1 cộng đồng phát triển rộng lớn, và nó tập trung vào các ứng dụng web theo phong cách 2.0. Vì được phổ biến rộng rãi, và có 1 cộng đồng người dùng tích cưc, Zend được gọi là “Công ty PHP”. Zend là 1 trong những framework phổ biến nhất hiện nay. Nó có các tính năng mạnh mẽ, thường được sử dụng cho các công ty lớn, và bạn cần phải có lượng kiến thức khá sâu rộng về PHP để có thể sử dụng được nó.

CakePHP
CakePHP là 1 lựa chọn tuyệt với cho những lập trình viên có kiến thức nâng cao về PHP. Nó dựa trên cùng 1 nguyên tắc thiết kế với Ruby on Rails, là 1 framework mạnh về khía cạnh rapid development , giúp lập trình viên đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng của họ. Với các hệ thống hỗ trợ, tính đơn giản và mỗi trường mở cao đã giúp cho CakePHP trở thành 1 trong những framework phổ biến nhất hiện nay.

Symfony

Symfony được ra đời nhằm mục đích giúp đỡ nâng cao hơn cho những lập trình viên muốn tạo ra các ứng dụng website doanh nghiệp. Đây là 1 PHP framework mã nguồn mở với đầy đủ các tính năng cần thiết. nhưng nó có vẻ chạy chậm hơn các framework khác.

Codelgniter
Codelgniter được biết đến như 1 framework dễ hiểu và dễ sử dụng, cho hiệu suất cao. Không giống như Symfony, PHP framework này phục vụ mục đích lý tưởng cho việc xây dưng các ứng dụng chia sẻ , lưu trữ. Nó cung cấp các giải pháp đơn giản, và có một thư viện video hướng dẫn phong phú, diễn đàn hỗ trợ, và cung cấp sẵn 1 hướng dẫn sử dụng cho người mới bắt đầu. PHP framework này rất phù hợp cho 1 người mới làm quen với framework.

Seagull
Seagull cũng là 1 PHP framework tốt phục vụ cho việc xây dưng website và các GUI. Nó là 1 framework cực kỳ dễ sử dụng cho cả những người mới mới làm quen với lập trình PHP đến những chuyên gia trong lập trình PHP. Với những người mới làm quen với lập trình PHP, Seagull cung cấp 1 thư viện các mẫu ứng dụng có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của bạn. Đối với các chuyên gia PHP, Seagull cung cấp các tùy chọn máy chủ, bao gồm các phương pháp hay nhất, tiêu chuẩn, và modular codebase – giúp các lập trình viên xây dựng các ứng dụng web một cách nhanh chóng và dễ dàng. Seagull có một cộng đồng phát triển rộng lớn và nhiều tài liệu hướng dẫn hỗ trợ.

Tóm lại:
PHP framework là 1 giải pháp tuyệt vời cho các lập trình viên phát triển các kỹ năng như: giảm thiểu việc viết lại mã, tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng, và chuẩn hóa mã lệnh khi xây dựng các ứng dụng web. Không chỉ giúp các bạn cải thiện tốc độ phát triển ứng dụng, nó còn giúp bạn giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật 1 cách triệt để. PHP framework phù hợp cho cả những người mới làm quen hay những bạn đã có kiến thức vững về PHP.

Ngày nay, có rất nhiều PHP framework được cung cấp, và vì vậy chắc chắn các bạn có thể tìm ra một framework có các tính năng phù hợp với nhu cầu của mình -- hỗ trợ, tốc độ, quy mô và nhiều hơn nữa. Một số PHP framework phổ biến nhất hiện này bao gồm: Zend Framework, CakePHP, Symfony, Codelgniter, và Seagull.


Đào tạo lập trình PHP & Mysql tại Hà Nội



Học PHP như thế nào khi bạn chưa biết gì về lập trình ?

Học PHP như thế nào khi bạn chưa biết gì về lập trình ?


PHP là một ngôn ngữ dễ học, dễ hiểu và dễ tiếp cận, nên cho dù nếu bạn chưa có kiến thức gì về PHP. Thì cũng đừng lo lắng, các phương pháp sau sẽ giúp bạn nắm vững những điểm trọng tâm trong quá trình theo học lớp căn bản và nâng cao.


Bắt đầu từ sự đơn giản nhất.
Có nhiều người cứ nghĩ học PHP thì HTML, javascript là quá dễ, cho nên đọc sách hoặc học qua loa thì cũng nắm bài như ai. Nhưng không, biết là một chuyện. Còn vận dụng sự hiểu biết ấy vào bài tập thì còn rất lúng túng và thiếu sự nhất quán.
Bạn lúng túng tức là phần nào bạn vẫn chưa nắm hết. Vậy ngay từ bài nhập môn, hãy tiếp cận một cách nhịp nhàng. Với sự hưỡng dẫn của giảng viên, bạn sẽ nhanh chóng bắt kịp với sự đa dạng của một ngôn ngữ lập trình như thế nào. Và hẳn khi bước sang PHP bạn sẽ không còn cảm giác sợ, hay choáng ngộp trước một rừng thứ phải học của PHP.
Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào.
Thực tế, người học lập trình thường đi vào phần trọng tâm mà bỏ qua những chi tiết nhỏ trong lập trình. Theo quan niệm thì có thể bạn thấy ít khi dùng, ít khi đụng thì cần gì phải nhớ, cần gì phải tìm hiểu ??. Hoặc là chúng dễ quá, dễ tới mức đôi khi bạn không cần phải chú tâm vào nó thì cũng làm rất tốt các bài tập.
Quả thực, ở thời gian đầu. Khi tiếp cận những bài căn bản có thể bạn sẽ ít sử dụng. Nhưng ở một tầm cao hơn bạn sẽ thấy sự đa dạng và mức độ phức tạp của các bài học sau được nâng lên rõ nét. Nếu bạn chưa hề nắm vững kiến thức thì thường sẽ không nắm hết bài. Hay nếu có thì chỉ là qua loa hoặc "đại khái" nó là như thế....Còn vận dụng sâu hơn thì....chịu.
Tìm ra liên kết các bài học lại với nhau.
Yếu điểm chí mạng trong lập trình đó là sự rập khuôn theo khuôn mẫu, nghĩa là cái gì thì cũng được học, cũng được biết. Nhưng để vận dụng ráp nối các chi tiết thì có vẻ như khó khăn quá.
Lỗi này không hoàn toàn trách học viên, mà chỉ trách sự kết hợp bài giảng và phân bố bài học của giảng viên không phù hợp, khiến cho kiến thức cũ, mỡi đảo lộn một cách thiếu khoa học. Từ đó làm cho học viên cảm thấy phần nào khó khăn hơn trong việc dùng kiến thức cũ để đi tiếp kiến thức mới.
Tập trung và tự đặt những câu hỏi trong khi giảng viên thảo luận
Hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi what ?, Why ?, When ? về một vấn đề gì mới khi bạn được học. Chỉ khi chúng ta hiểu được 3 câu hỏi này thì chúng ta mới thực sự nắm rõ bài học của ngày hôm đó. Khi đưa ra câu hỏi nếu tự bản thân không thể trả lời. Hãy phát biểu hỏi giảng viên để có được câu trả lời sớm. Cần chú ý không phớt lờ những gì không hiểu. Vì rất dễ dẫn tới việc hổng kiến thức sau này.
Nhìn nhận và phân tích câu hỏi trước khi bắt tay làm.
Trong quá trình học, nếu các bạn được giảng viên cho bài tập làm, thì đừng vội làm liền. Hãy lấy giấy bút và phân tích thật kỹ các yếu tố. Dựa vào những giả thuyết của đề bài chúng ta sẽ gắn kết với kiến thức đang học. Từ đó vẽ ra các bước cơ bản khi thực hiện câu hỏi đó.
Áp dụng cách này, có thể bạn sẽ làm chậm hơn người khác, có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi phân tích. Nhưng đừng lo lắng, vì chính những khó khăn ấy sẽ cho bạn kinh nghiệm phân tích vấn đề trong lập trình một cách hiệu quả.
Đi học đầy đủ và lắng nghe khi được giảng.
Việc đi học vào các ngày nghỉ hoặc các giờ sau khi đi làm là rất khó khăn. Vì sau một ngày làm việc, ai cũng muốn có 1 chút thời gian nghỉ ngơi, để giải trí. Đó cũng là lý do những người đã đi làm thường học không được siêng như những người chưa có việc làm. Nhưng nếu bạn muốn thành tài thì trước hết phải trải nghiệm gian khổ, ít nhất là hy sinh 1 ít thời gian để học thật tốt môn mà bạn muốn xem là "nghề" sau này.
Đi học được, nhưng nhiều khi lại bị cuốn một hai câu chuyện với bạn bè trong lớp, nên có những lúc bạn bỏ qua các chi tiết mà giảng viên muốn truyền tải cho các bạn. Nếu đã hy sinh thời gian đi học thì bạn đừng nên tiếc đôi ba câu chuyện với bạn bè xung quanh. Hãy thật tập trung lắng nghe nhất có thể để bạn hiểu rõ bài học một cách sâu và hiệu quả.
Với 6 điều chú ý nhỏ này, sẽ giúp bạn có được sự tiếp cận dễ nhất đối với môn học PHP mà không hề cảm thấy lo lắng hay thiếu tự tin về khả năng của mình. Ngoài ra nó còn giúp các bạn nắm được chắc các vấn đề cần thiết đủ để học chuyển tiếp lên khóa nâng cao một cách dễ dàng.
 



Khóa học lập trình web PHP & Mysql tại Hà Nội

Lập trình PHP là gì?

Nên bắt đầu từ đâu?
PHP không khó, lập trình web không khó, cái khó là không biết phải học những kiến thức bổ trợ nào, học tới đâu, học bao nhiêu cho đủ? Chữ đủ ở đây được hiểu là đủ dùng, không thiếu và cũng đừng “thừa”.
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ lấy việc “Lập trình web bằng PHP” làm trung tâm, các kiến thực bổ trợ khác như CSS, HTML, JS, SQL, v.v… sẽ được đề cập khi cần thiết.
  • Lập trình là gì?
  • Lập trình web là gì?
  • Lập trình web bằng PHP là gì?
Như ở một comment trong phần bài tập, tôi có nói, diễn giải theo một cách dễ hình nhung nhất thì lập trình tức là bạn đang cố gắng diễn đạt một mong muốn nào đó của bạn theo cách mà máy tính hiểu được, thông qua một ngôn ngữ trung gian.
Bạn có thể lập trình để làm nhiều việc, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Lập trình web được hiểu là lập trình phục vụ thường trực cho các công việc liên quan đến web. Nhưng không có nghĩa rằng các “ngôn ngữ lập trình web” (như PHP, ASP, JSP…) chỉ làm được những gì liên quan đến web. Vì một “ngôn ngữ lập trình web” trước hết phải là một ngôn ngữ lập trình.
Tôi lấy ví dụ, các bạn có thể dùng Pascal/C++ để lập trình tính toán cộng trừ nhân chia, giai thừa, tính lim, log, cộng trừ mảng, tạo ma trận, quản lý sinh viên, xử lý dữ liệu dạng tệp / dạng văn bản… Thế thì bạn cũng có thể dùng PHP để làm toàn bộ những việc đó (dù rằng mỗi ngôn ngữ sẽ có điểm mạnh yếu riêng, và trong một giới hạn nào đó, một vài điểm rất nhỏ ở ngôn ngữ này có thể không / khó thực hiện được ở ngôn ngữ kia).
Trong ít nhất là 2 bài tới, bạn phải thay đổi ngay suy nghĩ rằng “PHP là ngôn ngữ lập trình web nên để học PHP nhất thiết phải có webserver, hosting; nhất thiết phải có trình duyệt, nhất thiết phải rành, hoặc phải biết chút ít về HTML…”
Không. PHP là PHP, nó là một ngôn ngữ lập trình, và chúng ta sẽ học những bài đầu tiên của ngôn ngữ lập trình này mà không cần quan tâm tới bất cứ kiến thức bổ trợ nào như HTML, CSS, JavaScript hay MySQL. Chúng ta cũng không cần trình duyệt hay máy chủ. Tất cả những gì cần có là một phần mềm soạn thảo văn bản (notepad cũng đủ xài) và trình thông dịch lệnh PHP.


Khóa học lập trình thiết kế web trên ngôn ngữ PHP & Mysql cơ bản nâng cao ở Hà Nội





Học PHP online

Khóa học lập trình thiết kế website trên ngôn ngữ php & Mysql tại hà nội khai giảng liên tục khóa học php cơ bản, php nâng cao, học php ở đâu uy tín nhất hà nội. Khóa học php online học php nhanh nhất.
TUYỂN SINH KHÓA HỌC LẬP TRÌNH THIẾT KẾ WEBSITE TRÊN NGÔN NGỮ PHP & MYSQL
(khai giảng liên tục 2 khóa/tuần)

Khóa học lập trình web PHP trang bị cho học viên những kỹ năng cần thiết để sử dụng thành thạo ngôn ngữ PHP & MySQL, học làm web động một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trên công nghệ web để cung cấp nhân lực và việc làm cho thị trường CNTT, trong khuôn khổ dự án đào tạo lập trình viên ATD, song song với mục đích phổ biến rộng rãi ngôn ngữ lập trình PHP , An Tâm Đức trân trọng giới thiệu khóa học PHP& My SQL chuyên nghiệp lần đầu tiên với quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

   TÌM HIỂU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH  PHP & MySQL


PHP  là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, được sử dụng trên 90% trang web trên Internet, chạy trên đa nền tảng và hỗ trợ nhiều máy chủ web thông dụng. Ưu điểm của ngôn ngữ PHP là tốc độ thực thi nhanh, dễ sử dụng, dễ học. Do đó có đến hàng trăm, hàng nghìn ứng dụng web viết bằng PHP được cộng đồng đóng góp và phát triển, bạn có thể tận dụng hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay của bản thân: từ website giải trí, thương mại điện tử, e-learning, hệ quản trị nội dung, báo điện tử, trang blog, trang web cá nhân. 

   NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?


Nên bắt đầu từ đâu?
PHP không khó, lập trình web không khó, cái khó là không biết phải học những kiến thức bổ trợ nào, học tới đâu, học bao nhiêu cho đủ? Chữ đủ ở đây được hiểu là đủ dùng, không thiếu và cũng đừng “thừa”.
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ lấy việc “Lập trình web bằng PHP” làm trung tâm, các kiến thực bổ trợ khác như CSS, HTML, JS, SQL, v.v… sẽ được đề cập khi cần thiết.
  • Lập trình là gì?
  • Lập trình web là gì?
  • Lập trình web bằng PHP là gì?
Như ở một comment trong phần bài tập, tôi có nói, diễn giải theo một cách dễ hình nhung nhất thì lập trình tức là bạn đang cố gắng diễn đạt một mong muốn nào đó của bạn theo cách mà máy tính hiểu được, thông qua một ngôn ngữ trung gian.
Bạn có thể lập trình để làm nhiều việc, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Lập trình web được hiểu là lập trình phục vụ thường trực cho các công việc liên quan đến web. Nhưng không có nghĩa rằng các “ngôn ngữ lập trình web” (như PHP, ASP, JSP…) chỉ làm được những gì liên quan đến web. Vì một “ngôn ngữ lập trình web” trước hết phải là một ngôn ngữ lập trình.
Tôi lấy ví dụ, các bạn có thể dùng Pascal/C++ để lập trình tính toán cộng trừ nhân chia, giai thừa, tính lim, log, cộng trừ mảng, tạo ma trận, quản lý sinh viên, xử lý dữ liệu dạng tệp / dạng văn bản… Thế thì bạn cũng có thể dùng PHP để làm toàn bộ những việc đó (dù rằng mỗi ngôn ngữ sẽ có điểm mạnh yếu riêng, và trong một giới hạn nào đó, một vài điểm rất nhỏ ở ngôn ngữ này có thể không / khó thực hiện được ở ngôn ngữ kia).
Trong ít nhất là 2 bài tới, bạn phải thay đổi ngay suy nghĩ rằng “PHP là ngôn ngữ lập trình web nên để học PHP nhất thiết phải có webserver, hosting; nhất thiết phải có trình duyệt, nhất thiết phải rành, hoặc phải biết chút ít về HTML…”
Không. PHP là PHP, nó là một ngôn ngữ lập trình, và chúng ta sẽ học những bài đầu tiên của ngôn ngữ lập trình này mà không cần quan tâm tới bất cứ kiến thức bổ trợ nào như HTML, CSS, JavaScript hay MySQL. Chúng ta cũng không cần trình duyệt hay máy chủ. Tất cả những gì cần có là một phần mềm soạn thảo văn bản (notepad cũng đủ xài) và trình thông dịch lệnh PHP.

   ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HỌC


- Nhóm 1: Giám đốc công ty thiết kế web muốn tìm hiểu và khai thác PHP.
- Nhóm 2: Các doanh nghiệp muốn thiết kế và làm chủ website về thương mại điện tử.
- Nhóm 3: Trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng kỹ thuật muốn tìm hiểu PHP, training cho nhân viên.
- Nhóm 4: Các cá nhân đang làm việc với ASP muốn chuyến hướng PHP
- Nhóm 5: Sinh viên các khối ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế muốn học thiết kế website bằng PHP để xin việc ngay lập tức.
- Nhóm 6: Học viên các trường hệ thống Aptech muốn thành thạo PHP
- Nhóm 7: Học viên các trường Niit, các trường dạy nghề CNTT thành thạo PHP, làm mạnh CV và có thể xin việc được ngay
- Nhóm 8: Những trường hợp đã học về ngôn ngữ thiết kế website nhưng không theo nghề, đi làm nghề khác nay muốn tìm hiểu và học thêm để theo ngành.
- Nhóm 9: Học viên đã học ở các trung tâm nhưng chưa đủ kiến thức tự tin để đi làm (Ipmac, NIIT, HTVSITE)
- Nhóm 10: Nhân viên kinh doanh liên quan đến công nghệ thông tin muốn học làm web (kinh doanh hosting, domain…)

   PHƯƠNG PHÁP HỌC LÀM VIỆC


- Làm việc  độc lập, theo nhóm,kết nối đến server
- Cách học hoàn toàn khác so với trường lớp hình thức học như nhân viên chính thức đang làm việc tại công ty chứ không phải thầy viết trò nghe bởi lập trình phải ngồi code thực tế.
- Phương pháp truyền đạt hoàn toàn dễ hiểu, vì thế rất nhiều nhân viên kinh doanh, kế toán đã học ở công ty chúng tôi đã làm được, vậy bạn có theo chuyên ngành hay không thì đều không phải lo lắng.


   YÊU CẦU TRONG KHÓA HỌC


1/ Biết sử dụng máy tính
2/ Có 1 chút hiểu biết về Html và CSS là 1 lợi thế, không hiểu biết không sao, vì bạn sẽ được dạy.
3/ Có hiểu biết về PHP và  MYSQL là 1 lợi thế, không biết cũng không sao, vì bạn sẽ được dạy.
4/ Học viên tự mang laptop để cài đặt và thực hành trên máy mình. Nếu không có dùng máy tính của công ty.
5/ Có niềm đam mê và kiếm tiền bằng web
6/ Biết chơi game, sử dụng các trang mạng xã hội như: Facebook, Zing, Google+
7/ Có ý thức kỷ luật cao.
8 / Mong muốn  ở lại làm việc cho công ty ATĐ (với mức lương cơ ban 4,5 triệu/tháng + Hỗ trợ ăn trưa tại công ty)
9/ Có tinh thần đoàn kết sẵn sàng chia sẻ kiến thức cho thành viên còn yếu.

   HỌC PHÍ ĐẦU TƯ  - THỜI GIAN HỌC


- Đầu tư học phí  2.000.000 VNĐ (hai triệu đồng)
- Thời gian học:
+ Học viên lựa chọn buổi học phù hợp: Sáng, Chiều, Tối, đan xen thứ 2,4,6 hoặc thứ 3,5,7
            Sáng: 8h30p đến 11h45p            Chiều: 14h15p đến 17h00p           Tối: 18h đến 21h
+ Khóa học 18 buổi
+ Kết thúc khóa học học viên nhận chứng nhận khóa học + Liên hoan tại công ty

   THÔNG TIN LIÊN HỆ - ĐĂNG KÝ HỌC


CÔNG TY CỔ PHẦN AN TÂM ĐỨC
Địa chỉ: Ki ốt 10, Tòa Nhà CT2B, Đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội.
VPGD: Số nhà 31, xóm 3, thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cạnh sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đi xe bus tuyến số 50).
Điện thoại: 04.62966.151 Hotline Mr.Dương Bốn 097.5252.437 – 0942.459.521 hoặc Mr.Thái: 0966.444.646
Nick yahoo tư vấn: antamduc  hoặc thaihv.laptrinhviet

Đăng ký khóa học vui lòng điền thông tin theo mẫu và gửi về địa chỉ Mail: daotaolaptrinh.edu@gmail.com